Các loại nấm ăn được ở Việt Nam và các lưu ý khi chế biến

Các loại nấm ăn được ở Việt Nam khá đa dạng và mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết cách nhận biết và chế biến sao cho phát huy hết được công dụng của chúng.

Một số loại nấm sau đây khá phổ biến tại Việt Nam, cụ thể là:

Nấm rơm

Là một trong những loại nấm phổ biến nhất với cách chế biến rất đa dạng và còn dễ trồng. Trong tự nhiên, chúng có thể mọc ra từ các đống rơm rạ, có màu xám, xám đen hoặc xám trắng với kích thước đa dạng.

Nấm rơm là nguồn cung cấp các axit amin, vitamin dồi dào như A, E, D, B1, B2, C,…

Nấm rơm rất phổ biến trong đời sống

Nấm kim châm

Còn được biết tới với tên gọi nấm giá hoặc nấm kim chi. Chúng có thân hình sợi, màu trắng hoặc vàng nhạt và thường mọc thành cụm đều nhau. Chúng được sử dụng và yêu thích ở nhiều nước châu Á bởi độ mềm, giòn, vị ngọt mát, thơm nhẹ.

Nấm hương

Còn được gọi là nấm đông cô, khi trưởng thành, chúng có đường kính khoảng 4 tới 10 cm và màu nâu sậm. Thân của chúng hình trụ, nằm giữa tai nấm với mùi thơm rất đặc trưng. Bởi vậy mà mới có tên gọi nấm hương. Chúng được tìm thấy trong thiên nhiên nhiều nhất là dạng ký sinh trên một số loài cây thân gỗ lớn như dẻ, phong, sồi,…

Nấm tai mèo

Còn được gọi với tên mộc nhĩ đen hay nấm mèo. Chúng có hình dáng giống như cái tai nhưng màu sẫm hoặc đen, thường mọc trên những cây mục, rất dẻo. Khi chế biến, chúng thường có độ giòn và được dùng trong nhiều món ăn khác nhau.

Mộc nhĩ đen rất quen thuộc trong đời sống

Nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ)

Thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, với đặc tính mọc riêng lẻ hoặc thành chùm. Tua của chúng dày đặc và thường rũ xuống trông giống như hình dáng của đầu con khỉ.

Khi già, chúng chuyển vàng và bởi có tua dài nên trông giống như chiếc bờm của sư tử. Đây cũng là lý do chúng còn được gọi với tên nấm bờm sư tử.

Không chỉ được biết tới với vai trò là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nấm đầu khỉ còn được dùng như một phương thuốc trong y học dân tộc.

Nấm mỡ

Là loại có thể ăn sống được với hai loại cơ bản là trắng và nâu. Chúng không chỉ mang tới vị béo, ngọt, giòn, thơm ngon khi ăn mà còn có tính ứng dụng cao. Bởi vậy chúng được nhiều người ưa thích.

Nấm thái dương

Có nguồn gốc từ Brazil với đặc trưng cuống trắng hình trụ, mũ màu nâu hồng với đường kính dao động từ 3, 4 cm (lúc chưa nở) tới 8cm (lúc nở).

Nấm linh chi

Còn được gọi với tên trường thọ hoặc vạn niên hay tiên thảo. Chúng mang vị nhạt, tính ấm, có tác dụng lợi niệu, ích vị, bổ trí não, phòng lão hóa, ung thư,… nên từ lâu đã được sử dụng để làm thuốc.

Nấm tràm

Mọc tự nhiên, sâu trong rừng tràm với hình dáng đặc trưng: bên ngoài màu nâu tím, trong trắng mịn, rất bổ dưỡng, lành tính. Ở Việt Nam, địa điểm dễ gặp loại nấm này nhất là Phú Quốc và từ lâu, chúng đã được kết hợp với hải sản để tạo thành những món ăn tươi ngon, hấp dẫn.

Nấm bào ngư 

Còn gọi là nấm sò, màu trắng hoặc ngả vàng, trông giống như hình vỏ sò, thường mọc trên những thân cây khô theo hình dáng xen kẽ như các bậc cầu thang.

Nấm thông

Gặp nhiều ở vùng khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới với tập tính thường mọc thành đám nhỏ trên mặt đất ẩm, gặp nhiều trên đất trong rừng thông. Chúng khi non có màu tím, khi già chuyển vàng hoặc nâu với đường kính rất lớn, có thể lên tới 15 cm.

Nấm tuyết

Còn được gọi với tên mộc nhĩ trắng do chúng mang trên mình màu trắng và dáng hình như một bông tuyết. Chúng thường được ngâm nước hoặc sấy khô để dùng trong cả món ngọt lẫn món mặn.

2. Những tác dụng của các loại nấm đối với sức khỏe con người

Các loại nấm trên không chỉ ăn được mà còn mang tới nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Nấm rơm chống béo phì

Theo các nhà khoa học, trong nấm rơm có chứa nhiều chất béo, protein, bột đường, chất xơ, vitamin A, C, D, B1, B2, PP, phốt pho, canxi, sắt,… Nhờ vậy chúng mang lại tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ chống béo phì, lipid máu, tăng huyết áp, các bệnh lý động mạch vành, đái tháo đường,…

Nấm kim châm phòng ung thư

Với hàm lượng lysine cao, chúng có thể giúp thị lực cũng như chiều cao của trẻ được cải thiện. Đối với người lớn có sức đề kháng yếu, sử dụng nấm kim châm thường xuyên có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời, giúp chống ung thư, hạ mỡ máu, chống các bệnh liên quan tới tiêu hóa.

Nấm kim châm rất tốt cho người bị mỡ máu, ngừa ung thư

Nấm bào ngư chống ung bướu

Nấm bào ngư rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, dưỡng huyết, ngăn chặn các tác nhân gây lão hóa, gốc tự do. Chính vì vậy, nếu ăn nấm bào ngư một tuần ít nhất một lần, có thể giúp cho cơ thể bạn chống stress, béo phì, xơ vữa động mạch, ung bướu,…

Nấm mỡ giảm cholesterol máu

Trong nấm mỡ, có một hàm lượng cao các chất như canxi, protid, glucid, sắt, các vitamin B1, B6, D, E, K,… nên mang lại tác dụng giảm đường, giảm cholesterol máu.

Không những thế, chúng còn có thể giúp cho chức năng gan được cải thiện, chống ung thư, đái tháo đường, cao huyết áp, viêm gan,…

Nấm hương hạ huyết áp

Vốn giàu chất khoáng, nhất là kali, cùng với lượng protein, chất xơ, lipid, vitamin D, B2 dồi dào, nấm hương giúp cho sức đề kháng của cơ thể được nâng cao, ngăn ngừa các cục máu đông hình thành, giảm cholesterol, giảm béo, phòng ngừa ung thư, giảm béo,…

3. Những lưu ý khi dùng nấm

Có thể nói, các loại nấm ăn được ở Việt Nam rất nhiều và có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý hái nấm, thu hoạch nấm trong tự nhiên để ăn nếu không có đầy đủ hiểu biết và kinh nghiệm về các loại nấm. Nguyên nhân là vì nhiều loại nấm có hình dạng tương tự nhau, bạn rất dễ hái, ăn phải nấm độc, gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Lưu ý một số dấu hiệu nấm hỏng: dính bùn, chuyển nhớt, bề mặt nhăn nheo, có đốm đen, nâu.
  • Những người thường xảy ra các hiện tượng như đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng thì không nên ăn nấm bởi nấm có tính mát, ăn nhiều có thể khiến tình trạng này gia tăng.
Nấm dễ gặp trong tự nhiên nhưng cần thận trọng khi thu hoạch

Có thể nói, nấm được ví như vừa là rau, vừa là thịt. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng để nấm thực sự phát huy được tác dụng đối với sức khỏe con người.