Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng nhiều, nên một số loại nấm là nguồn sử dụng để chế biến thành thực phẩm chức năng, làm món ăn thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật như các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường…
Nấm rơm tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Nấm rơm là loại phổ biến, nhất là các làng quê vì có nhiều rơm, nấm thường được sử dụng làm thực phẩm.
Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamine A, B1, B2, C, D, PP…
Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác. Nấm rơm chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ.
Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng….
Nấm kim châm: Loại nấm này rất ngon miệng và thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn như lẩu, canh hầm, salad và súp.
Nấm kim châm giàu chất xơ, các loại vitamin B, magie, sắt và kẽm.
Nấm vị cua hay còn được gọi là nấm Ngọc Tẩm. Là loại nấm có vị cua đặc trưng.
Bên trong nấm có chứa chất arginine, lysine, dextran rất tốt cho trí não, đặc biệt là rất tốt với thanh thiếu niên. Ngoài ra, nấm vị cua còn tăng sức để kháng, chống xơ gan, nâng cao thể trạng của cơ thể.
Do đó, bổ sung nấm vị cua vào bừa ăn hằng ngày của gia đình bạn sẽ không những tốt cho sức khỏe trong mùa hè mà giúp phòng tránh được các loại bệnh nguy hiểm
Nấm tràm bên ngoài có màu nâu tím, bên trong có màu trắng mịn, hình dáng rất đẹp và ăn có vị đắng. Nâm tràm thường mọc ở những nơi ẩm ướt hay sau những con mưa.
Các món ăn nấu với nấm tràm thường có vị đắng đặc trưng. Nâm tràm có thể nấu với tôm, mực, nấm xào thịt, xào tôm… rất tốt cho sức khỏe cả gia đình.
Đặc biệt, nấm tràm rất tốt đối với những người bị cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi, thanh nhiệt, giải độc cũng như có tác dụng giã rượu.
Nấm đùi gà, nấm mỡ là loại nấm rất được ưa chuộng trong các món ăn của Ý như pizza, mỳ spaghetti… Ngoài việc dùng để chế biến thành các món ăn ngon miệng, nấm đùi gà còn rất giàu selen, kali và vitamin B3. Nhiều món ăn của Ý sử dụng nấm để nướng với bít tết hoặc rau.
Nấm linh chi là một trong những loại nấm tốt nhất cho sức khỏe. Nó không chỉ tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ trái tim mà còn hữu ích trong việc giảm chứng mất ngủ, dị ứng, mệt mỏi và các vấn đề về hô hấp. Nếu bạn phơi khô nấm linh chi và dùng để uống như trà có thể giúp giảm căng thẳng cho hệ thần kinh.
Nấm tai mèo còn được gọi là Mộc nhĩ đen. Đây là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.
Nấm hương còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm…, được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.