Nấm với mẹ bầu

Nấm tuy là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng có một số loại chứa chất độc. Với người mang thai thì việc lựa chọn thực phẩm cần thận trọng để tránh nguy cơ gây hại cho thai nhi. Vì thế, khi mang bầu ăn nấm được không trở thành mối bận tâm chung của đại đa số mẹ bầu.

1. Vì sao nên tìm hiểu bà bầu ăn nấm được không?

Theo quan niệm của đông y thì nấm có tính mát, vị ngọt, khi dùng quá nhiều dễ gây khó tiêu và làm lạnh bụng. Bên cạnh những loại nấm ăn được thì vẫn có một số loài nấm chứa độc tố mạnh nếu ăn dễ có nguy cơ ngộ độc. 

Nguyên nhân bị ngộ độc nấm chủ yếu là do dùng nấm đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, khi đem đi chế biến và đun nấu độc tố không giảm được. Ngoài ra, sự nguy hiểm của nấm còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển, đặc điểm thổ nhưỡng vùng đất và nồng độ độc tố hiện diện.

So với người bình thường thì thai phụ có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị ngộ độc hơn. Vì thế, thai phụ cần thận trọng tìm hiểu bầu ăn nấm được không để tránh gây hại đến cả mẹ và bé.

2. Bà bầu ăn nấm được không và điều cần lưu ý khi sử dụng

2.1. Khi mang bầu có ăn nấm được hay không?

Mặc dù có một số loại nấm chứa chất độc nhưng hầu hết các loại nấm đều giàu giá trị dinh dưỡng đối với thai kỳ, điển hình như:

– Các loại vitamin B1, B2, B3, B5, Niacin và Thiamine vừa hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi vừa giúp mẹ bầu được cung cấp thêm năng lượng để giảm mệt mỏi trong thai kỳ.

– Riboflavin cải thiện thị lực và bảo vệ da cho mẹ bầu đồng thời giúp hỗ trợ phát triển hệ xương cũng như dây thần kinh của thai nhi.

– Axit pantothenic phòng ngừa các vấn đề ở hệ tiêu hóa mà mẹ bầu có thể gặp khi mang thai như: đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi, táo bón,…

– Vitamin D giúp mẹ bầu phòng ngừa loãng xương và giúp thai nhi có được hệ xương khỏe mạnh.

– Giàu Protein cung cấp cho sự hình thành khối cơ của thai nhi.

– Giàu chất sắt để kích thích tăng cường sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu ở thai phụ, nhờ đó mà cơ thể của mẹ có đủ máu để nuôi dưỡng cho thai nhi.

– Chứa chất chống oxy hóa là ergothioneine và selenium tăng cường hệ miễn dịch để mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

– Cung cấp kali, kẽm, selen để cải thiện quá trình phát triển và tăng trưởng của thai nhi.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong một số loại nấm

Hàm lượng dinh dưỡng có trong một số loại nấm

– Nhiều Riboflavin có tác dụng hỗ trợ sản xuất năng lượng và sự hoạt động của tế bào hồng cầu ở cơ thể thai nhi và mẹ bầu.

– Kích thích cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều hoạt chất Interferon với tác dụng ức chế sự sinh trưởng của một số loại virus có trong cơ thể và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư.

Từ những lợi ích này có thể thấy được câu trả lời cho băn khoăn mẹ bầu ăn nấm được không đó là: nấm chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ của mình. Trong mỗi bữa ăn, mẹ bầu có thể kết hợp chế biến nấm cùng với các loại thực phẩm khác để vừa tăng khẩu vị cho bữa ăn vừa dung nạp thêm cho cơ thể những thành phần bổ dưỡng có trong nấm.

2.2. Khi sử dụng nấm mẹ bầu cần lưu ý

Mặc dù vấn đề mang bầu ăn nấm được không đã có câu trả lời nhưng khi sử dụng loại thực phẩm này, mẹ bầu cũng cần chú ý:

– Không nên chọn ăn các loại nấm nhiều màu sắc, có bề ngoài đẹp. Hầu hết những loại nấm có đặc điểm này đều dễ gây độc vì chứa chất  Psilocybin tác động đến thần kinh không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

– Tuyệt đối không ăn nấm dại vì dễ ăn nhầm phải nấm độc.

– Nên ăn nấm đã qua chế biến dạng sấy khô, nướng, nấu chín,… để loại bỏ bớt chất sinh ung thư và giúp cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã nói đến ở trên.

Mẹ bầu nên chọn ăn nấm tươi, rõ nguồn gốc sản xuất để đảm bảo an toàn

Mẹ bầu nên chọn ăn nấm tươi, rõ nguồn gốc sản xuất để đảm bảo an toàn

– Chọn mua nấm tươi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn lành lặn và tươi, chắc thịt, phần mũ nấm vẫn khép kín để che các phiến mỏng dưới mũ. Loại nấm này nếu được bảo quản tốt, có thể ăn trong khoảng 4 – 5 ngày sau khi thu hái.

– Nấm tươi cần được đặt vào hộp thoáng khí và bảo quản trong tủ lạnh để tránh hơi ẩm làm nấm nhanh hỏng.

– Không nên ăn nấm đã chuyển màu đen sậm, phần mũ mở rộng làm lộ phần lá mỏng vì đây là nấm đã hỏng, khô và bị mất bớt vị ngọt.

– Nếu dùng nấm đã được phơi khô hay sấy chưa hết và muốn để dành thì nên bọc kín, để nơi mát và không có ánh sáng để vừa tránh ẩm vừa tránh tình trạng vitamin B2 có trong nấm bị phân hủy bởi ánh mặt trời. Những loại nấm này nếu bảo quản đúng cách có thể dùng trong 6 tháng nhưng trước khi dùng cần rửa sạch bụi đất và ngâm trong nước nóng khoảng 15 phút.

– Không ăn quá nhiều nấm vì dễ bị khó tiêu và gây lạnh bụng.

Một lần nữa mẹ bầu cần lưu ý rằng, lo lắng để tìm hiểu mang bầu ăn nấm được không là cần thiết nhưng không phải mọi loại nấm đều nguy hại. Nếu biết cách lựa chọn, bảo quản và chế biến cẩn thận thì nấm vẫn được xem là thực phẩm an toàn với thai kỳ. 

Nấm có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà vẫn giàu dinh dưỡng cho cả thai phụ và thai nhi nên mẹ bầu có thể yên tâm lựa chọn, sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có một chế độ ăn uống hợp lý đối với việc dùng nấm thì tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được những tư vấn chính xác.

Những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ gỡ rối được băn khoăn mang bầu ăn nấm được không và giúp mẹ bầu biết cách lựa chọn để yên tâm sử dụng nấm sao cho an toàn, phát huy tối đa những lợi ích mà loại thực phẩm này mang lại cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.