Nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ) tươi thường mọc trên các thân cây gỗ tán rộng bị mục nát. Hiện nay, loại nấm này đã được nuôi trồng nhân tạo thành công ở nước ta và các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chứng minh rằng nấm hầu thủ có tác dụng: Hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân Alzheimer; làm chậm quá trình lão hoá và phục hồi các neuron thần kinh; tăng cường hệ miễn dịch; các chất chiết xuất được từ nấm hầu thủ có tác dụng giảm thấp nhất tác hại của xạ trị và hoá trị liệu trong điều trị ung thư…
Ngày nay, y học hiện đại đã sử dụng nấm hầu thủ một cách rộng rãi để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn đường ruột, chán ăn, viêm loét và đau dạ dày, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.
Còn theo y học cổ truyền, nấm hầu thủ được coi là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống oxy hóa, điều chỉnh lượng lipid máu và giảm lượng đường trong máu.
Nấm hầu thủ non có màu trắng hay trắng ngà, thịt nấm màu trắng, khi già có màu vàng hoặc vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, có chiều dài từ 0,5 đến 3cm.
Trong y học cổ truyền nấm hầu thủ thường được sử dụng ở dạng khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác