Bà bầu có nên ăn nấm không?

bà bầu có nên ăn nấm không

Bà bầu có nên ăn nấm không? Nếu chưa rõ thì nhất định bạn phải đọc ngay bài viết này. Bởi vì thói quen ăn uống của người mẹ có tác động lớn đến sự phát triển của thai nhi và nấm là một trong những loại thực phẩm phức tạp mà các bà bầu nên tìm hiểu kỹ.

Khi mang thai, mọi thứ bạn ăn vào cơ thể đều ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vì thế, cho dù bạn có cơ địa khỏe mạnh tới cỡ nào thì việc ăn uống trong thai kỳ cũng nhất định không được tùy tiện.

Nấm là loại thực phẩm rất phổ biến, đa dạng, giàu dinh dưỡng và tốt cho thai kỳ. Mặt khác, nấm cũng rất phức tạp và có thể gây hại cho cả bà bầu lẫn thai nhi. Cho nên, chuyện bà bầu có nên ăn nấm không là một vấn đề cần được làm sáng tỏ.

Nấm có một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để cung cấp cho thai kỳ bao gồm:

1. Giúp thai nhi phát triển trí não 

Nấm rất giàu vitamin B bao gồm vitamin B1, riboflavin (B2), niacin (B3) và axit pantothenic (B5) có lợi cho mẹ và bé. Thiamine và niacin hỗ trợ phát triển trí não của bé, giảm mệt mỏi và tăng cường năng lượng cho mẹ.

Riboflavin hỗ trợ bảo vệ da và cải thiện thị lực cho bà bầu. Ngoài ra, chất này còn hỗ trợ phát triển xương, cơ bắp và dây thần kinh của thai nhi.

Axit pantothenic giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở bà bầu như táo bón, đầy hơi, ợ nóng, đau bao tử.

2. Giúp bảo vệ xương của mẹ và hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi

Tình trạng thiếu vitamin D trong thai kỳ có thể gây ra mệt mỏi, đau lưng, yếu xương và trầm cảm. Nấm rất giàu vitamin D giúp bảo vệ bà bầu khỏi chứng loãng xương, đồng thời hỗ trợ hệ xương của bé phát triển khỏe mạnh.

Vì thế, với câu hỏi bà bầu có nên ăn nấm không thì câu trả lời là bà bầu nên ăn các loại nấm an toàn cho thai kỳ nhé.bà bầu có nên ăn nấm không

Bà bầu ăn nấm giúp bổ sung vitamin D cho xương chắc khỏe

3. Giúp thai nhi phát triển toàn diện 

Protein cần thiết cho sự phát triển toàn diện thai nhi vì đây là một trong số những chất quan trọng cho việc hình thành khối cơ của em bé.

Trong khi đó, chất xơ lại giúp ngăn ngừa tình trạng kích thích ruột như táo bón và giúp bà bầu thoát khỏi chứng mệt mỏi.

4. Bổ máu 

Cơ thể bà bầu đòi hỏi nhiều huyết sắc tố hơn khi thể tích máu tăng lên trong thai kỳ. Nấm rất giàu chất sắt giúp sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu ở mẹ, từ đó có thể cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi.

5. Chất chống oxy hóa tăng cường hệ thống miễn dịch 

Chất chống oxy hóa (selenium và ergothioneine) có trong nấm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho bà bầu khỏe mạnh trong thai kỳ.

Nấm cũng chứa kẽm, kali, selen, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Các loại nấm bà bầu có thể ăn trong thai kỳ

a. Nấm mỡ

Nấm mỡ có nón màu trắng rất phổ biến và an toàn cho thai kỳ. Loại nấm này rất giàu chất xơ và dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa của bà bầu.bà bầu có nên ăn nấm không

Bà bầu ăn nấm mỡ rất giàu dinh dưỡng

b. Nấm hương (shiitake)

Nấm có màu đen được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Trung Quốc. Shiitake và maitake là nấm dược liệu, có hàm lượng chất xơ và beta-glucan cao. Beta-glucan là một loại đường polysacarit có khả năng chống khối u, ung thư, kháng khuẩn và chống oxy hóa.

Bà bầu có nên ăn nấm hương? Câu trả lời là có vì nấm hương có thể giúp bảo vệ cơ thể bà bầu chống lại tình trạng viêm nhiễm và ung thư vú, ung thư tử cung dễ phát triển trong thai kỳ.

c. Nấm porcini (boletus edulis)

Nấm này có màu vàng và giàu hương vị thường được dùng trong ẩm thực Ý. Nấm porcini giàu dinh dưỡng và an toàn cho thai kỳ.

d. Nấm hạt dẻ

Loại nấm này còn có tên gọi khác là agaricus bisporus, hình dạng gần giống nấm nút trắng nhưng có nắp màu nâu hồng đến nâu sẫm. Loại nấm này cũng rất an toàn và bổ dưỡng mà bà bầu có thể ăn khi mang thai.

Các loại nấm bà bầu không nên ăn khi mang thai

a. Nấm ma 

Loại nấm này có chứa psilocybin, một chất làm thay đổi hoạt động của não và ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Nấm ma được khuyến cáo không được dùng cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.bà bầu có nên ăn nấm không

Nấm ma cực độc, không chỉ có bà bầu mà tất cả mọi người tuyệt đối không được ăn

b. Nấm parasol 

Nấm có hình chiếc ô, mang màu trắng sữa, vòng trắng và một số đốm có màu sắc rực rỡ, mũ có màu kem. Nấm parasol có thể gây ngộ độc cho bà bầu.

c. Nấm sai morels 

Nấm sai morels có mũ với hình dạng bất thường, loại nấm này cũng chứa độc tố có thể gây hại cho thai kỳ của bạn.

Ngoài ra, còn rất nhiều loài nấm gây ngộ độc khác nữa mà bà bầu tuyệt đối không được đụng đũa, bao gồm: Puffballs amanitas, crimini, chanterelle, portable, death cap, fly agaric, angel wing, conocybe filaris, deadly webcap, autumn skullcap, podostroma conru-damae…

Lưu ý khi bà bầu ăn nấm

Để giữ an toàn cho thai kỳ, bà bầu ăn nấm cần lưu ý các điều sau: 

  • Mua nấm tươi, không có đốm và vết thâm.
  • Trong trường hợp nấm chế biến sẵn bạn nên kiểm tra hạn sử dụng.
  • Rửa và nấu đúng cách.
  • Tuyệt đối không ăn nấm sống.
  • Luôn ăn với một lượng nhỏ trong bữa đầu tiên để thử phản ứng. Nếu có các triệu chứng khác thường phải dừng ăn ngay.
  • Không bao giờ ăn nấm tự hái lượm hoặc mua nấm không rõ nguồn gốc.
  • Bà bầu nên hạn chế việc ăn nấm ở các nhà hàng, quán ăn vì bạn không kiểm soát được nguồn gốc và loại nấm đó có an toàn cho thai kỳ hay không.