Các loại “nấm quý” cực tốt cho sức khoẻ

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

1. Nấm kim châm:

Loại nấm này rất ngon miệng và thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn như lẩu, canh hầm, salad và súp.

Nấm kim châm giàu chất xơ, các loại vitamin B, magie, sắt và kẽm, rất hữu ích cho người già, người bị huyết áp cao. Loại nấm này chứa 1 chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu qủa. Nấm kim châm chứa nhiều lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng, cải thiện chiều cao và trí tuệ trẻ em, hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hoá và bệnh gan mật.

2. Nấm rơm

Nấm rơm tên khoa học là Volvariella volvaceae, chứa nhiều Vitamin A, B1, B2, PP, D, E, riêng vitamin C chiếm đến 160mg/100gr. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa 7 loại axit amin mà cơ thể không thể tổng hợp được.
Nấm rơm tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu, chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ. Đồng thời, nấm rơm còn chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng….
Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác. Cần chú ý: nấm rơm hàn mát, thịnh âm nên dùng thêm sả, gừng, tiêu ớt sẽ tăng dược tính.

3. Nấm đùi gà:

Nấm đùi gà là loại nấm có phần nón hình cầu, thân nhỏ dài giống đùi gà. Ngoài ra, nấm đùi gà còn được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại nấm”, bởi có protein gấp 4-6 lần các loại rau thông thường.

7-loai-nam-quy-tot-nhat-cho-suc-khoe

Ngoài việc dùng để chế biến thành các món ăn ngon miệng, nấm đùi gà còn rất giàu selen, kali và vitamin B3, có tác dụng trợ giúp tiêu hoá, giúp người ngán ăn trở nên thích ăn… Ngoài ra nấm đùi gà dùng để hạ huyết áp, hạ Cholesterol và kháng u bướu, trị đau lưng, đùi lạnh, tay chân yếu mỏi…

Nấm đùi gà có thể dùng để chế biến được nhiều món ngon như lẩu nấm đùi gà xào vừng, nấu canh… Loại nấm này rất được ưu chuộng trong các món ăn của Ý, như Pizza, mỳ Spaghetti…

4. Nấm hương:

Nấm hương còn gọi là nấm đông cô, được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương).

Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Loại nấm này không những là 1 món ăn ngon,mà còn có tác dụng chữa bệnh như hạn chế ung thư, tăng sức đề kháng. Trong nấm có chứa chất Letinan, có tác dụng hỗ trợ chất insulin làm thuận lợi cho lượng đường trong máu, chất Letinan cũng làm cho cơ thể khoẻ lại khi bị stress hoặc kiệt sức. Trong nấm còn có chất Eritadenin có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, nấm hương còn chứa tất cả 7 loại amino acid cần thiết cho cơ thể và chứa 1 số lượng provitamin ergosterol rất cao. Vì nấm đông cô có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên thường xuyên sử dụng loại nấm này.

Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

5. Mộc nhĩ (nấm tai mèo):

Nấm tai mèo còn được gọi là Mộc nhĩ đen. Đây là một loại nấm ăn có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.

Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.

6. Nấm bào ngư (Pleurotus Mushroom)

Có màu trắng đục, mũ hơi lệch nghiêng, không thẳng góc. Khi nấu chin, nấm không mềm nhũn mà giòn, ngọt, tính ấm.
Công dụng: Nấm bào ngư có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol máu, tăng cao năng lực tạo máu của tuỷ xương, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não