Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.
Nấm linh chi ngàn đời nay đã được xem như một dược liệu quý hiếm. Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học và kỹ thuật canh tác, nấm linh chi được trồng rộng rãi hơn và đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn. Nấm linh chi được chế biến dưới dạng viên nén, chiết xuất lỏng, trà linh chi, và cả cà phê linh chi.
Nấm linh chi đã được y học hiện đại chứng minh có một số lợi ích phổ biến như tăng cường miễn dịch, chống mệt mỏi và trầm cảm, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu và chống oxy hóa.
Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn sức khỏe, nấm linh chi được nhắc đến như một giải pháp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Mặc dù, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại Việt Nam đầu năm nay và đã được cơ quan chức năng đưa ra những dự báo thích hợp, nhưng tâm lý lo lắng của đám đông vẫn chưa mấy yên tâm. Nhiều đơn vị kinh doanh cũng cho biết, mặt hàng từ nấm linh chi được bán rất chạy trong mấy tháng qua. Vậy, mối tương quan giữa nấm linh chi và bệnh đậu mùa khỉ, cần phải được nhìn nhận như thế nào?
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Các triệu chứng bắt đầu bằng sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch và cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng theo sau là phát ban hình thành mụn nước và lớp vỏ ngoài. Thời gian từ khi tiếp xúc với virus bệnh đầu mùa khỉ cho đến khi có các triệu chứng khoảng 10 ngày. Thời gian của các triệu chứng thường kéo dài 2 đến 5 tuần.
Bệnh đậu mùa khỉ cùng họ với bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn với 2 chủng, chủng Tây Phi ít nghiêm trọng và chủng Congo có tỷ lệ tử vong là 10%.
Phần lớn người bệnh đậu mùa khỉ sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 đến 4 tuần. Virus đậu mùa khỉ không dễ lây truyền như Covid-19, được đánh giá rất khó gây ra đại dịch với mức độ tương đương. Các chuyên gia cho rằng đợt bùng phát đậu mùa khỉ đầu năm 2024 chủ yếu lây lan qua việc tiếp xúc gần, thân mật với người đã có triệu chứng phát ban, do đó virus sẽ dễ kiểm soát hơn khi đã xác định được nguồn lây.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, những người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, người trẻ tuổi ít có khả năng đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa, vì tiêm chủng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh này đã được thanh toán vào năm 1980.
Với lý do “chưa được tiêm vacxin ngừa đậu mùa”, nên nhiều người tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng nấm linh chi.
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum. Người hay mất ngủ, người trung niên và người già uống nấm linh chi thường xuyên rất hữu ích cho cơ thể. Đặc biệt, những người hay bị stress, căng thẳng quá độ thì uống linh chi một thời gian có thể xoa dịu tâm trạng lẫn thể trạng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có hiệu quả với các bệnh tâm khí hư, tâm dương hư. Nấm linh chi giúp cải thiện các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp, hụt hơi, tức ngực, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ…và giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol. Đồng thời, nấm linh chi làm giảm kết tập tiểu cầu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu.
Độ kết dính của mạch máu tăng cao chủ yếu do hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao và khả năng hòa tan của máu giảm. Nấm linh chi giúp giảm độ kết dính của máu nhờ tác dụng tăng lipoprotein mật độ cao trong máu từ đó dần dần chuyển hóa hòa tan và đào thải cholesterol mật độ thấp. Nhờ đó mà nấm linh chi giúp ổn định bệnh lý tim mạch tốt hơn
Với các đặc tính kháng viêm nhiễm và kháng khuẩn, nấm linh chi giúp giảm các tình trạng lây bệnh qua đường hô hấp. Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất của nấm linh chi là giúp tăng cường hệ miễn dịch, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu, thậm chí, một số loại nấm linh chi còn có thể thay đổi quá trình viêm nhiễm trong các tế bào bạch cầu.
Trong nấm linh chí có nhiều dưỡng chất, bao gồm lympho B, lympho T, tế bào đuôi gai (DC), đại thực bào và tế bào NK, nên hỗ trợ rất rốt cho cơ thể chống lại được hoạt động của virus không có lợi. Thế nhưng, nấm linh chi chỉ “phòng bệnh” chứ không “chữa bệnh”.