Nấm hương không chì là nguyên liệu giúp món ăn thêm phong phú mà còn được mệnh danh là “Hoàng hậu thực vật” với những công dụng tuyệt vời đến sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, hạ huyết áp, phòng ngừa ung thư và một số bệnh khác. Khi kết hợp nấm hương cùng một số thực phẩm sẽ mang đến cho gia đình bạn một nguồn sức khỏe dồi dào.
Bạn có biết nấm hương có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Nấm hương có tên khoa học là Lentinus Berk Sing hay Agaricus Rhinozerotis Berk và còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm. Nấm hương luôn được đánh giá cao trong các bữa ăn hàng ngày cũng như trên bàn tiệc.
Trong Đông Y, nấm hương là loại thuốc bổ có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ, giàu dược tính rất tốt cho sức khỏe, giúp điều tiết chuyển hóa chất dinh dưỡng, trợ giúp tiêu hóa, giảm cholesterol,…
Nấm hương có chứa hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali (65%), canxi, nhôm, sắt, magie… Các loại vitamin B2, D, C, PP, protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng. Nấm cũng có một số alcool hữu cơ khi nấu chín biến đổi thành Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất tạo nên dược tính cho nấm hương.
Ngoài ra, nấm hương có chứa khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được).
Nấm hương rất lí tưởng cho những người thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Tác dụng của nấm hương đến cơ thể
Phòng ngừa các bệnh ung thư
Theo nghiên cứu cho thấy trong nấm hương có chứa một chất hóa học mang nên AHCC là hợp chất hòa trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại sự nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Nấm hương giúp kéo dài tuổi thọ
Ăn nấm hương giúp làm giảm chất mỡ trong cơ thể, thanh trừ các gốc tự do có hại từ đó làm chậm quá trình lão hóa và giúp kéo dài tuổi thọ.
Giải độc, bảo vệ gan
Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.
Bổ sung chất sắt cho cơ thể
Nấm hương có vị ngọt, tính bình, công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm là thực phẩm cho những người thiếu sắt, cao huyết áp, bệnh tiểu đường.
Phòng chống các bệnh tim mạch
Nấm hương có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Đồng thời giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ thấp lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng nấm hương
Thịt lừa
Trong nấm hương vốn chứa nhiều kali, canxi và những chất giúp khống chế hàm lượng cholesterol, đẩy mạnh tuần hoàn máu và giảm huyết áp. Nhưng khi kết hợp với thịt lừa sẽ dẫn đến những cơn đau thắt ngực.
Một số lưu ý khi dùng nấm hương
Những người nên dùng nấm hương
– Người cao huyết áp, mỡ trong máu cao hoặc nhiều cholesterol.
– Người nhiễm virus herpes đơn dạng hoặc nhiễm khuẩn CMV.
Những người không nên dùng nấm hương
– Người có dạ dày yếu.
– Người có axit uric cao (nhất là bệnh gút).
– Người bị chứng mẩn ngứa ngoài da.
Mẹo chế biến nấm hương
Dù là nấm tươi hay nấm khô chúng ta cũng không nên ngâm nước quá lâu để tránh việc các chất dinh dưỡng bị tiêu hao trong nước.
Khi nấu nấm hương, nên nấu bằng nồi inox, không nên sử dụng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.