Gan có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, làm giảm hoặc vô hiệu hóa các chất độc hại thâm nhập vào qua đường tiêu hoá, đồng thời làm giảm bớt độc tính và thải trừ một số chất cặn bã, độc hại do chuyển hoá trong cơ thể tạo nên. Chính từ những vai trò tuyệt đối cần thiết của gan đối với sức khỏe và khả năng tái tạo của nó, chúng ta cần phải bảo vệ lá gan của mình một cách tốt.
Để gan không phải làm việc quá tải cần thực hiện lối sống khoa học, bao gồm chế độ ăn uống nhiều rau củ, trái cây và các bài tập thể dục cho cơ thể. Bổ sung các loại thảo dược hỗ trợ tăng cường khả năng bổ can thận, khử độc cho gan, giúp gan khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy lùi bệnh gan như:
– Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh được coi như một sản phẩm “kinh điển” dùng trong nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau, bổ gan và giàu chất chống oxy hóa.
– Núc nác, hoa Marigold, đan sâm – là những dược liệu giàu các hợp chất bioflavonoid có cấu trúc phân tử dạng ortho-diphenol và nhiều nhóm hydroxyl-phenol; do vậy hoạt tính sinh-dược học của chúng phong phú và đa dạng, đặc biệt lợi ích cho gan.
– Hà thủ ô đỏ có thành phần hoạt chất chủ yếu là Tanin, có dẫn xuất Anthraglycosid và Lecithin. Các anthraglycosid có tác dụng làm tăng sự bài tiết của dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng.
– Hà thủ ô vào hai kinh can và thận, có tác dụng hỗ trợ bổ can thận, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết (tạo máu), khỏe gân cốt, trường thọ.
– Nấm bào ngư còn gọi là nấm sò, vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư cân. Theo y học cổ truyền, nấm bào ngư có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, chống béo phì, đẩy lùi bệnh đường ruột, làm sạch máu. Các kết quả nghiên cứu về nấm bào ngư cho biết: hàm lượng protein trong nấm cao, thành phần các amino acid cân đối, có đầy đủ các amino acid không thay thế; có nhiều acid béo không no, acid folic và vitamin. Vì vậy giá trị dinh dưỡng của nấm rất cao, đặc biệt tốt cho gan. Thành phần lovastatin ở nấm có khả năng giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu, thành phần pleurotin có tác dụng kháng nhiều loại khuẩn gram (+).
– Hoài sơn là vị thuốc bổ tỳ kinh điển. Theo tài liệu cổ, hoài sơn vị ngọt tính bình, vào 4 kinh (tỳ, vị, phế, thận), có mặt trong hầu hết các bài thuốc cho tiêu hóa. Hoài sơn có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao (khoảng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% protein) ngoài ra có những hoạt chất sinh học khác như Allantoin, amino-acid tự do, acginin, cholin, saponinv.v…