7 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NẤM HƯƠNG MÀ BẠN NÊN BIẾT

Nấm hương có tên khoa học là Lentinus Berk Sing hay Agaricus Rhinozerotis Berk và còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm. Nấm hương luôn được đánh giá cao trong các bữa ăn hàng ngày cũng như trên bàn tiệc.

Trong Đông Y, nấm hương là loại thuốc bổ có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ, giàu dược tính rất tốt cho sức khỏe, giúp điều tiết chuyển hóa chất dinh dưỡng, trợ giúp tiêu hóa, giảm cholesterol,…

Vậy, tác dụng của nấm hương ra sao? Những lưu ý khi chế biến món ăn từ nấm hương như thế nào? Chúng ta sẽ cùng An Tâm khám phá điều này.

 

1. Tốt cho tim mạch

– Nấm hương chứa chất dinh dưỡng thực vật có tiềm năng giúp giữ cho tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám, duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Nấm hương có tác dụng tốt cho tim mạch nhờ vào các hợp chất giúp làm giảm hàm lượng cholesterol như sau:

– Eritadenine: hợp chất giúp ức chế các enzyme có liến quan đến việc sản sinh ra cholesterol
Sterol: phân tử giúp ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol
Beta-glucan: một loại chất xơ làm hạ thấp nồng độ cholesterol

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

– Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.

– Nấm hương có hiệu quả miễn dịch tốt nhờ vào thành phần axit oxalic, lentinan, centinamycins A và B (kháng khuẩn) và eritadenine (kháng vi-rút).

3. Ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm hương có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u khi thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên, tác dụng này với người cần được nghiên cứu nhiều hơn. Sở dĩ có tác dụng này là nhờ vào khả năng tăng cường hệ miễn dịch của chúng. Ngoài ra, chất lentinan trong nấm đông cô còn có công dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của ung thư bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein tấn công căn bệnh này nhưng lại không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Do đó, loại thực phẩm này là một liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư.

4. Giúp xương chắc khỏe

Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi xương.

Việc cung cấp đủ lượng vitamin D cũng giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể  duy trì chức năng não khi về già, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng hen, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.

5. Tăng sức khỏe cho làn da

Khi selen được lấy với vitamin A và E, có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và  vết sẹo có thể xảy ra sau đó. 100g nấm đông cô chứa 5,7 miligam selen, tức là 8% giá trị hàng ngày của bạn. Điều đó có nghĩa là nấm đông cô như một phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên.

6. Giải độc, bảo vệ gan

Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

7. Bổ thận tráng dương

Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả.

Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.

Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

Các chất có trong nấm hương

– Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê…

– Nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được).

– Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt.

– Chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.