Theo https://giadinh.tv
Nấm rơm có tác dụng ngừa ung thư
Nghe có vẻ hơi phóng đại, tuy nhiên, trong nấm rơm có một loại hoạt chất là protid dị chủng. Chính vì thế, nên khi bạn ăn thường xuyên loại nấm này thì sẽ giúp cho cơ thể nâng cao khả năng chống ung thư.
Bản thân nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.
Tác dụng chữa bệnh liệt dương
Nam giới bị bệnh liệt dương có thể sử dụng nấm rơm xào với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ, ăn nóng, có tác dụng kích dục
Xét về thành phần dinh dưỡng có trong nấm rơm thì trong 100 gam nấm rơm có tới 90 gam nước, các chất khác như protid 3,6g, lipid 3,2g, glucid 3,4g, cellulose 1,1g. Ngoài ra còn thành phần nhỏ các hoạt chất các như: Photpho, sắt, vitamin B0, B1, B12, C1, C2.
Nhìn chung, nấm rơm là loại nấm chứa khá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ở Việt Nam, nấm rơm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực bởi nó dễ trồng, ăn lại ngon.
Những người nội trợ sành sỏi thường chọn loại nấm còn trong bọc hay còn gọi là nấm trứng, bởi lúc này thịt nấm thơm và dai.
Tùy vùng miền mà nấm rơm được chế biến và sử dụng trong các món ăn khác nhau. Ví dụ như ở Miền Nam người ta hay dùng nấm rơm để xào với thịt bò, thịt lợn, nấu lẩu, thậm chí để kho với thịt gà và thịt heo, để nướng với thịt lươn hoặc kho chay nếu thích.
Lưu ý khi sử dụng nấm rơm
Mặc dù nấm rơm là loại thực phẩm tốt nhưng nó cũng giống như các loại rau, củ, quả khác nên bạn không nên ăn quá nhiều và ăn liên tục trong thời gian dài.
Tác dụng của nấm rơm trong việc phòng chống ung thư và yếu sinh lý ở nam giới cùng với thành phần dinh dưỡng cao cũng đủ lý do để nấm rơm xuất hiện trong thực đơn của gia đình bạn phải không?