Mộc nhĩ có thể là một cái tên khá lạ lẫm với nhiều người, nó còn có tên gọi khác là nấm mèo đen, nấm tai mèo (Vì hình dáng của nó khá giống với tai con mèo). Mặt ngoài của nấm có màu nâu nhạt, được phủ bởi lớp lông rất mịn, mặt trong màu nâu sẫm.
Trước đây thì nấm mộc nhĩ đa phần là nấm mọc tự nhiên trên các cây gỗ mục, nhưng với sự phát triển của công nghệ thì mộc nhĩ giờ đây đã được sản xuất đại trà. Rất nhiều trại nấm sản xuất mặt hàng này và chất lượng cũng được đảm bảo.
Thành phần của nấm mộc nhĩ đen:
Nấm mộc nhĩ đen chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể người (sinh tố, khoáng chất), không gây hại. Người ta phân tích thành phần cấu tạo của mộc nhĩ thì cứ 100g mộc nhĩ sẽ có:
+ 10,6g protid
+ 0,2g lipid
+ 65,5g glucid
+ 201g calci
+ 185mg phospho
+ 185mg sắt
+ 10mg caroten
+ 0,15mgvit B1
+ 0,55mgvit B2
+ 2,7mgvit PP
+ …..
Dược tính và công dụng của nấm mèo đen:
Theo y học cổ truyền:
Nấm mèo đen có tính bình, vị ngọt, không gây hại, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể.
Có một số bài thuốc Đông y sử dụng mộc nhĩ đen tán bột điều trị một số bệnh như: Băng huyết, rong kinh, trĩ nhẹ, tiểu ra máu…
Theo Y khoa hiện đại:
Theo những nghiên cứu nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đã kết luận rằng nấm mèo đen có thể góp phần điều trị một số bệnh ở cơ thể người. Cụ thể như sau:
– Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa.
– Giảm cholesterol trong máu, lưu thông máu tốt hơn.
– Tăng độ đàn hồi của thành mạch máu mà không gây hại.
– Giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch ở người lớn tuổi.
– Bào mòn những chất kết tụ gây hại trong cơ thể (sỏi thận).
Chính vì vậy mà các bác sĩ thường hay khuyên rằng: Những người làm trong môi trường khói bụi nhiều (công trường, nhà máy, mỏ,…) thì nên cho mộc nhĩ đen vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, bài tiết.
Một vài bài thuốc dùng nấm mèo:
Canh thịt nạc mộc nhĩ:
Bồi dưỡng cơ thể, cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
Thực hiện:
– 10g mộc nhĩ đen
– 100g thịt nạc
– 5 quả đại táo
– 3 lát gừng sống
Cho tất cả nguyên liệu vào xoong cùng 6 chén nước, đui sôi nước cạn còn khoảng 2 chén là nêm gia vị. Dùng khi canh nóng.
Cháo mộc nhĩ đen:
Thực hiện:
– 10g mộc nhĩ đen
– 100g gạo tẻ
– 50g thịt nạc
Cho nguyên liệu và 6 chén nước vào nồi, nấu cháo, nêm gia vị vừa ăn.
Canh mộc nhĩ khổ qua:
Dễ ăn, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường ở người lớn tuổi.
Thực hiện:
– 10g mộc nhĩ
– 50g khổ qua (mướp đắng)
– 200g đậu phụ
Thêm gia vị vừa đủ, có thể nấu canh ăn hàng ngày. Nguyên liệu bên trên đủ ăn cho 1 người, bạn có thể tăng lên để cả nhà dùng bữa.