Nấm là một món ăn vô cùng phổ biến ở các vùng nông thôn xưa, và hiện nay nó đã trở thành một món ăn cao cấp tại khắp mọi nơi, trở thành món ăn không thế thiếu tai các nhà hàng sang trọng.
Tại sao lại dành mỹ từ “món ăn của thượng đế” để chỉ món nấm? Đó là do càng ngày càng có nhiều các chuyên gia ẩm thực và dinh dưỡng chứng minh nấm là món ăn vô cùng đặc biệt.
Tại sao nấm lại được gọi là “món ăn của thượng đế”?
Các thành phần dinh dưỡng có trong nấm chuyên gia ẩm thực đánh giá rất cao. Nấm là thực phẩm nổi tiếng từ khắp châu Âu tới châu Á, hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm biến nấm thành món ăn không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày:
1. Mùi vị tươi ngon
Ngoài các hương vị đặc trưng tự nhiên, nấm còn có thể chế biến thành 5 loại vị chua như cay chua mặn ngọt nhạt, đa dạng món ăn
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn phát hiện ra hương vị thứ 6 của nấm mà không phải món ăn nào cũng có được , đó là sự tươi ngon thanh mát.
Hãy kết hợp nấm với bất kỳ một món ăn nào, bạn sẽ nhận thấy hương vị đặc trưng riêng của nấm, giúp sự hấp dẫn của món ăn tăng lên gấp bội
2. Giàu vitamin D
Đa phần các loại rau quả không chứa vitamin D, nấm lại là một ngoại lệ đặc biệt. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin D trong nấm vô cùng phong phú, rất có lợi cho xương khớp của bạn.
3. Chống oxy hóa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng chống oxy hóa của nấm còn vượt trội hơn so với một số các loại rau quả tươi như bí xanh, cà rốt.
4. Có thể làm thực phẩm thay thế
Một số nghiên cứu đã chỉ ra nấm có thể thay thế một số món ăn mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ví dụ bạn có thể ăn 100gram nấm thay cho cơm và vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Việc ăn nấm thường xuyên thay cho các món từ ngũ cốc, có thể giúp giảm cân, đây là phương pháp duy trì cân nặng tích cực mà không gây ra tác dụng phụ
Tuy nhiên hãy lưu ý nấm không có tác dụng đào thải được lượng mỡ thừa tích tụ ở trong cơ thể.
5. Bảo vệ trái tim của bạn
Vitamin C, chất xơ và kali được coi là món “cocktail” trong mơ dành cho hệ tim mạch. Nấm là loại thực phẩm rất giàu kali và có vị nhạt (nếu khi chế biện bạn không cho quá nhiều muối, nước mắm…) có tác dụng hạ áp huyết, giảm nguy cơ tăng áp huyết và các bệnh liên quan tim mạch. Chỉ với 3 g beta-glucan/ngày (liều lượng sẵn có trong khoảng nửa bát nấm rơm thái mỏng) có thể hạ được khoảng 5% nồng độ cholesterol.
6. Tăng cường sức mạnh đề kháng của cơ thể
Thành tế bào nấm chứa chất xơ Beta-glucan, giúp đánh thức hệ miễn dịch và sản sinh bạch cầu ở trong tủy xương. Thành phần selenium trong nấm cũng tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước cảm lạnh, đem lại cho bạn sức khỏe tốt.
Vì những lý do trên, hãy ăn nấm thường xuyên để có sức khỏe tốt nhé các bạn.