Theo http://nuoitrong123.com
Nấm rơm tính mát, vị ngọt, đi vào tì kinh, vị kinh. Có thể bổ tì ích khí, thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Thích dụng với những bệnh nhân bị các chứng bệnh tì hư khí nhược, thử nhiệt tâm phiền, cao huyết áp, các loại u bướu.
Nấm rơm cũng như các loại nấm ăn khác như nấm hương, nấm đầu khỉ, v.v… là loại chân khuẩn thích ôn, nhiệt độ thích hợp để nó phát triển là: Đối với tổ chức dạng sợi chân khuẩn là 36°C, còn đối với thể của hạt là 28°C – 32°C. Trong 100g, nấm rơm tươi có các thành phần dinh dưỡng: Nước 92,3g; prô-tê-in 2,7g; chất béo 0,2g; chất coarse fibre 1,6g; saccharides 2,7g; nhiệt lượng 26,24 calo; ash content 0,5g; can-xi 17mg; ka-li 33mg; sắt 1,3mg; vi-ta-min B1 0,08mg; vi-ta-min B2 0,34mg; niacin 8mg; magnesium 21mg; sodium (Na) 73mg, potassium 179mg; vi-ta-min A 1704 đơn vị quốc tế. Nấm rơm còn có chứa 17 loại amino acid (trong đó có 8 loại cơ thể rất cần thiết); lại có chứa chất extremelyprotein có tác dụng chống ung thư và các chất aminobenzoic acid, D-mannitol, sorbierite và vi-ta-min, v.v… Nấm rơm là loại thức ăn bảo vệ sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao.
Tác dụng và các bài thuốc bổ dưỡng chữa bệnh bằng nấm rơm
Nấm rơm tính mát, vị ngọt, đi vào tì kinh, vị kinh. Có thể bổ tì ích khí, thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Thích dụng với những bệnh nhân bị các chứng bệnh tì hư khí nhược, thử nhiệt tâm phiền, cao huyết áp, các loại u bướu. Các bài thuốc chữa bệnh như sau:
1 – Đối với các bệnh nhân bị thiếu máu và đề phòng bệnh ung thư: Ăn dài ngày nấm rơm.
2 – Đối với các bệnh nhân tì hư: Ăn dài ngày món nấm rơm tươi xào, nấu như các món ăn thường ngày.
3 – Đối với những bệnh nhân bị các vết lở loét khó khép kín miệng thì có thể dùng 60g nấm rơm tươi và 60g nấm đầu khỉ, rửa sạch thái ra xào nấu thành món ăn như thường để ăn.
Các món ăn điều trị bệnh bằng nấm rơm
1 – Nấm rơm 200g và trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút 24 quả (bỏ vỏ), cùng với các gia vị như muối tinh, bột hồ tiêu, hành, gừng, nước dùng, dầu ăn, mì chính bột đã nhào ướt, mỗi thứ lượng thích hợp vừa ăn. Đem xào lẫn thành món xào nấm, trứng; cũng có thể nấu với nước dùng thành món nấu để ăn.
Công hiệu: Nấm rơm có các công hiệu thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống ung thư, phối hợp nấu với trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút có công hiệu bổ gan thận, ích khí huyết, bồi bổ tinh, tủy. Có thể làm món ăn ngon, bổ dưỡng điều trị đối với cả những chứng bệnh thuộc hư nhược như khí đoản, người bải hoải, trí nhớ giảm sút và bị các bệnh toàn thân như ung thư và một số bệnh truyền nhiễm khác. Đối với những người khỏe mạnh vẫn có thể ăn món ăn này để tư bổ, cường tráng, nâng cao khả năng phòng, chống bệnh ung thư và nhiều bệnh khác do thiếu dinh dưỡng gây nên.
2 – Nấm rơm 150g, tôm nõn 150g, ngọn rau dền 50g cùng một số gia vị tinh bột, lòng trắng trứng, muối tinh, mì chính, bột hồ tiêu, hành, bột gừng, dầu ăn, nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp vừa ăn, dùng các nguyên liệu đó để làm thành món xào hoặc nấu tùy ý.
Công hiệu: Tôm nõn bổ thận, trợ dương, thu co nước tiểu, làm chắc tinh, phối hợp nấu với nấm rơm thành món ăn ngon, thích dụng điều trị cho những bệnh nhân bị những chứng bệnh liệt dương, di tinh, phóng tinh sớm, không có thai hoặc bị những chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần không tự kiềm chế được do khí huyết không đủ, tinh huyết hư suy, thận dương hư tổn gây nên.
Theo BS Ngô Quang Thái – nguoicaotuoi.org.vn