Trong gần 7 vạn loài nấm chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Với vai trò là thức ăn bổ dưỡng, lại có đặc tính ngăn ngừa, chữa được nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, mỡ máu, các nhà khoa học cho rằng nấm sẽ là thực phẩm quan trọng của con người trong tương lai.
Nấm mèo (mộc nhĩ)
Mộc nhĩ đen chứa nhiều chất bổ dưỡng, nhất là sinh tố và khoáng chất. Trung bình trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6 g protid; 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 185mg phospho; 185mg sắt; 10,03mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP.
Nấm mèo (mộc nhĩ) có tác dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ làm tiêu dị vật. Hình minh họa.
Theo nghiên cứu của khoc học hiện đại, nấm mèo có tác dụng cải thiện thành mạch, giảm mỡ máu, giải độc tố, hỗ trợ làm tiêu dị vật (ví dụ sỏi thận) có trong cơ thể.
Nấm linh chi
Hàm lượng hoạt chất quý trong nấm linh chi cao gấp 18,4 lần so với nhân sâm. Hình minh họa.
Được coi như một siêu thảo dược do chứa trong nó nhiều hoạt chất quý hiếm hàm lượng nhiều gấp 18,4 lần nhân sâm. Nấm linh chi có tác dụng trị bệnh cao huyết áp, mỡ máu, giúp ngăn chặn bệnh tim mạch, giúp cơ thể trẻ lâu, gia tăng tuổi thọ.
Ngân nhĩ
Ngân nhĩ là một loại nấm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương.
Ngân nhĩ là thực phẩm tốt hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Hình minh họa.
Ngân nhĩ giúp cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. Ngoài ra còn là thực phẩm tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não…
Nấm bào ngư
Trong thành phần của nấm bào ngư có chất kháng tế bào ung thư. Hình minh họa.
Trong nấm bào ngư tươi, các nhà khoa học phân tích thành phần bao gồm protit 4%, gluxit 3,4%, vitamin C, vitamin PP, axit folic, các axit béo không no… Ngoài ra, trong nấm bào ngư còn có chất pleutorin có công hiệu kháng khuẩn gram dương và kháng cả tế bào ung thư, giúp giảm thiểu cholesterol đường máu.
Nấm hương
Nấm hương có nhiều axit amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Hình minh họa.
Có chứa nhiều đạm, giàu khoáng chất và các vitamin C, B, D, canxi, niacin, nhôm, sắt, magie… Ngoài ra, trong thành phần của nấm còn có khoảng 30 enzym và nhiều axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Nấm hương có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, kháng ung thư và virus, giải độc và bảo vệ gan, phòng chống bệnh tim mạch và chống lão hóa.
Nấm rơm
Nấm rơm có tác dụng tốt trong chữa thiếu máu, liệt dương. Hình minh họa.
Trong nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% protid, 0,3% lipid, 3,2% glucid, 1,1% cellulose, 0,8% tro, 28mg% calcium, 80mg% phosphor, 1,2% sắt, còn có một lượng nhỏ các vitamin như B, C, A, PP…Nghiên cứu cho thấy 100g nấm cung cấp cho cơ thể 31 calo.
Nấm rơm có tác dụng chữa thiếu máu, phát huy tác dụng tốt với người bị liệt dương.
Nấm mỡ
Nấm mỡ là thực phẩm thích hợp cho người bị ung thư, tiểu đường… Hình minh họa.
Nấm mỡ là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan.
Nấm mỡ còn là loại thực phẩm thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.